Ứng dụng mã QR code để nâng cao chất lượng tuyên truyền phổ biến giáo dụng pháp luật trên địa bàn phường Cốc Lếu.
anh tin bai

Trong những năm qua, phường Cốc Lếu đã thực hiện đông bộ và hiệu quả việc cải cách hành chính mà trọng tâm là việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. UBND phường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác CCHC, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương. Với mục tiêu là nền hành chính phục vụ nhân dân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm; tạo được sự hài lòng đối với tổ chức, người dân và doanh nghiệp khi đến giao dịch; xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính minh bạch và thái độ phục vụ nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân đến giao dịch, liên hệ công việc.

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là một hoạt động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng nhiều. Vì vậy, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phải có trình độ chuyên môn, có năng lực tốt, hiểu biết nhiều về pháp luật, am hiểu các phong tục tập quán của từng vùng; nắm bắt được tâm tư nguyện vọng thiết thực của người dân, đảm bảo nắm vững các nội dung cơ bản của pháp luật và có khả năng truyền đạt tốt. Đồng thời phải có những hình thức, phương pháp khác nhau nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất. Thường xuyên đổi mới các phương thức tổ chức, đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật và phải có sự lồng ghép vào các phong trào thi đua. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện đa dạng cho nên hiệu quả mang lại của công tác phổ biến giáo dục pháp luật đem lại khá cao. Nhân dân ngày càng hiểu nhiều hơn về pháp luật; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ngày càng có những bước tiến vững chắc hơn. Các hình thức đó đã được sự cổ vũ động viên và sự tham gia nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân dân. Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền nên mọi mặt đời sống xã hội đã có những bước khởi sắc, kinh tế tăng trưởng, quốc phòng - an ninh chính trị được giữ vững, văn hoá - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đặc biệt công tác phổ biến giáo dục pháp luật được cấp ủy Đảng chính quyền quan tâm, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, đã truyền tải những thông tin pháp luật đến với người dân. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình, trình độ dân trí, phong tục tập quán mà lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, vì vậy “Ứng dụng mã QR code để nâng cao chất lượng tuyên truyền phổ biến giáo dụng pháp luật trên địa bàn phường Cốc Lếu” là một hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả, giúp nâng người dân nâng cao kiến thức pháp luật, góp phần giữ vững quốc phòng-an ninh, xây dựng biên giới ngày càng vững mạnh.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều Văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL, trong đó Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng….”. Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (Kết luận số 04-KL/TW) cũng đã chỉ rõ: “Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan khẩn trương xây dựng, ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật…” và nhiều chương trình, đề án, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã đề cập đến công tác PBGDPL. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng và yêu cầu nhiệm cụ công tác PBGDPL, ngày 20 tháng 6 năm 2012,  kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản Quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao dưới hình thức văn bản luật để điều chỉnh các hoạt động về công tác PBGDPL, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật.

Tính từ thời điểm ngày 01/01/2023 đến hết ngày 01/10/2023 UBND phường đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới toàn thể người dân trên địa bàn phường với số lượng văn bản cụ thể: 40 Luật, 65 Nghị định, 85 Quyết định, và các Nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại các kỳ họp, Các Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản mới do Bộ, ngành Trung ương và địa phương ban hành. Tiếp tục phổ biến một số văn bản Quy phạm pháp Luật của trung ương và địa phương về các lĩnh vực như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2015) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2019); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức...; lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Luật Đất đai năm 2013, các văn bản sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013...; lĩnh vực Tư pháp: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật tiếp cận thông tin; Luật Quốc phòng; Luật An ninh mạng; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Phòng chống tham nhũng; pháp luật về nghĩa vụ quân sự, hôn nhân và gia đình; phòng chống mua bán người; phòng chống ma túy; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống cháy nổ; dân chủ ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật. Cư trú; an ninh biên giới quốc gia; an ninh mạng; phòng chống bệnh truyền nhiễm v.v. ). Chỉ đạo hướng dẫn triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam hàng năm và một số nội dung khác theo sự chỉ đạo của UBND thành phố Lào Cai và tình hình thực tế của địa phương.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Hiến pháp, pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, giúp người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục tinh thần yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Tuyên truyền miệng (Tổ chức 04 hội nghị trực tiếp; Lồng ghép với hội nghị tuyên vận và cuộc họp các ngành đoàn thể và khu dân cư): tổng số: 93 cuộc, số người tham dự: 4568 lượt người.

Trong đó phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức 12 buổi, cho nhân dân trên địa bàn 65 buổi, cho các đối tượng đặc thù 06 buổi.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pano áp phích, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của phường, niêm yết tại trụ sở, bảng tin của phường và khu dân cư, số giờ tuyên truyền: 355 giờ.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng hình thức trực quan như băng zôn, khẩu hiệu: 138 cái.

- Triển khai tới toàn thể CBCC, nhân dân trên địa bàn phường hưởng ứng tham gia các cuộc thi trực tuyến. Tổng số lượt người tham dự các cuộc thi trực tuyến.

- Tổng số tài liệu PBGDPL đã được phát hành: 3520 bảnTổng số người tham dự các hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật do phường tổ chức: 4.868 lượt người.

Ngoài những kết quả đã đạt được, công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ người dân tham gia các hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa cao. Một phần là do diện tích tự nhiên của địa phương nhỏ nhưng dân số lại nhiều (tổng số nhân hộ khẩu hiện đang quản lý trên địa bàn 6.812 hộ = 23.679 khẩu). Mặt khác, tình trạng văn bản của nhà nước cấp trên đã ban hành nhưng vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp dưới vẫn còn, làm cho pháp luật không đi ngay vào cuộc sống. Tình trạng Luật, Pháp lệnh phải chờ Thông tư là một thực tế làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chậm trễ, khó triển khai. Kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Để nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trước hết coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý.  Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa chuyên môn và các đoàn thể (như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.... trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức; lồng ghép các hoạt động nhằm phổ biến kiến thức pháp luật.

Việc đổi mới phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo tính tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc tuyền tải thông tin, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành....Đặc biệt, việc áp dụng mã QR code trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cùng với việc lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng sao cho có hiệu quả sẽ giúp người dân hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, sống học tập và làm việc theo pháp luật.

Việc cung cấp thông tin pháp luật, tài liệu văn bản pháp luật thông qua các mã QR code là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phù hợp với tình hình mới. Việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm, tình hình, nhận thức của các đối tượng được tuyên truyền. Xây dựng chương trình phổ biến pháp luật thống nhất cho từng năm.Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng làm chỉ có tính phong trào. Tóm lại, bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật đa dạng và phong phú nên trong quá trình tổ chức thực hiện kết quả đem lại rất khả quan. Qua đó đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội ở địa phương.

CTTĐT phường Cốc Lếu
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Đăng nhập
Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1