HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CHO NGƯỜI MẮC COVID-19!!!
 
Sở Y tế Lào Cai vừa ban hành văn bản số 2792/SYT-NVY ngày 28/12/2021 về việc hướng dẫn điều trị, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng mắc Covid-19 (F0) được cách ly, điều trị tại nhà Người được khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật
Real-time RT-PCR có đủ các điều kiện sau đây sẽ được các cơ quan có trách nhiệm xem xét cho cách ly, điều trị tại nhà:
Thứ nhất: Người mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ, là người không bị suy hô hấp, có độ bão hòa oxy trong máu SpO2 ≥ 97%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút (đối với người lớn).
Thứ hai: Người từ 3 tuổi đến dưới 50 tuổi không có bệnh nền kèm theo, không đang mang thai, đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày, có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân, biết cách đo thân nhiệt, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát.
Khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính… Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sỹ.
Nếu F0 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ F0 thực hiện các cách ly, điều trị. Lưu ý, trong gia đình người được cách ly, điều trị tại nhà phải không có người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...).
5 Cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc, theo dõi, quản lý người mắc COVID- 19 tại nhà Để người mắc COVID- 19 được điều trị, chăm sóc, an toàn, hiệu quả, Sở Y tế phân công các Cơ sở chịu trách nhiệm quản lý người mắc COVID-19 tại nhà gồm: Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Tổ y tế lưu động; Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng,...
Nhiệm vụ của Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn; Nhập thông tin F0 trên phần mềm quản lý và cuyển thông tin F0 (gồm: họ tên, số điện thoại, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của F0, số điện thoại của người nhà F0, địa chỉ cư trú, tình trạng hiện tại, tiền sử tiêm vắc xin, bệnh nền nếu có) cho các Cơ sở quản lý người nhiễm
COVID-19 tại nhà tại địa phương trong vòng 4-6 giờ kể từ khi tiếp nhận thông tin F0.
- Trong vòng 06 giờ sau khi nhận được danh sách F0, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà được phân công quản lý F0 phải tiếp cận F0 và gia đình F0 để đánh giá các điều kiện cáchly tại nhà. Trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà, đơn vị/cơ sở quản lý được phân công quản lý người nhiễm COVID-19 phải hướng dẫn F0 những điều cần tuân thủ; cách tự chăm sóc và theo
dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát, hướng dẫn sử dụng túi thuốc an sinh điều trị F0 tại nhà.
- Hướng dẫn F0 và gia đình chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi cách ly tại nhà gồm: Nhiệt kế (thủy ngân hoặc điện tử), máy đo huyết áp, thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu SpO2 (nếu có); khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong khoảng 2-3 tuần); phương tiện vệ sinh tay; dung dịch nước muối sinh lý để
súc họng, rửa mũi; vật dụng cá nhân; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy và túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng.
- Theo dõi sức khỏe F0mỗi ngày và phải gọi điện để nắmtìnhhình diễn biến sức khỏe của F0 ít nhất 01 lần/ngày, yêu cầu F0 cập nhật diễn tiến sức khỏe vào phần mềm PC-COVID hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe của người mắc COVID-19; Luôn sẵn sàng tiếp nhận điện thoại của người F0 để tư vấn hoặc khám chữa bệnh tại nhà trong trường hợp cần can thiệp y tế hoặc không liên hệ được. Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho F0 cách ly tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm Real-time RT-PCR tại nhà cho F0 vào các ngày theo quy định để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly, cụ thể:
- Lấy mẫu xét nghiệm Real-time RT-PCR vào ngày thứ 9 kể từ khi bắt đầu cách ly. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp: tiếp tục thực hiện tự cách ly 7 ngày dưới sự giám sát của các đơn vị được phân công chăm sóc quản lý người mắc COVID-19 tại nhà. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì sẽ lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 14.6
- Nếu kết quả xét nghiệm của ngày thứ 14 vẫn “Dương tính” thì thực hiện lấy mẫu định kỳ 2 ngày 01 lần, khi kết quả xét nghiệm “âm tính” và không có triệu chứng thì kết thúc cách ly, điều trị, chuyển sang hình thức tự cách ly 7 ngày dưới sự giám sát của cơ sở được phân công chăm sóc, quản lý người mắc COVID- 19.
- Trường hợp kết quả xét nghiệm các lần sau vẫn tiếp tục “dương tính” thì theo dõi đến ngày thứ 19, nếu các triệu chứng lâm sàng đã hết thì kết thúc cách ly, điều trị vào ngày thứ 21. Nếu đến ngày 21 kết quả xét nghiệm vẫn “dương tính” và vẫn còn các triệu chứng lâm sàng thì báo cáo Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
Khi F0 có kết quả xét nghiệm Real-time RT-PCR âm tính, cơ sở được phân công quản lý F0 lập danh sách, báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID- 19 phường, xã, thị trấn để cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly cho F0 theo quy định.
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0.
Người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly được lấy mẫu xét nghiệm SARSCoV-2 như F0 và khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19: sốt, ho, khó thở, mệt mỏi… Khuyến khích người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly tự làm xét nghiệm test nhanh tại nhà.
NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI MẮC COVID-19 CẦN LÀM KHI CÁCH LY TẠI NHÀ
Sở Y tế Lào Cai vừa ban hành Công văn số 2792/SYT-NVY ngày
28/12/2021 về việc hướng dẫn điều trị, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người nhiễm COVID-19. Theo đó, Sở Y tế đã hướng dẫn cụ thể những điều người mắc COVID-19 (F0) cần làm và không được làm khi cách ly tại nhà. Cụ thể như sau:
Những điều F0 cần làm khi cách ly tại nhà
- Không bi quan, giữ tâm lý luôn thoải mái. Khi gặp khó khăn, liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn từ xa;
- Tự theo dõi sức khỏe: Đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo Độ bão hòa ô xy trong máu SpO2 ít nhất hai lần một ngày, hoặc khi cảm thấy mệt, khó thở;
- Đeo khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên;
- Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý;
- Thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe;
- Uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy;
- Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh;7
- Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng PC - COVID hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe;
- Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh (điều hòa) trung tâm;
- Thường xuyên làm vệ sinh các bề mặt, vật dụng, nhà vệ sinh;
- Thường xuyên sát khuẩn tay; khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo... Phân loại chất thải đúng quy định.
Có số điện thoại của nhân viên y tế cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ hoặc Đường dây nóng Sở Y tế Lào Cai (0969.841.414), đường dây nóng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (0822.188.137).
Những điều F0 không nên làm khi cách ly tại nhà
- Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly;
- Không sử dụng chung vật dụng với người khác; Không ăn uống cùng với người khác; Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi;
- Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc. F0 hoặc người chăm sóc F0 cần báo ngay cho Cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà, gồm: Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Tổ y tế lưu động; Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng,... nếu bản thân F0 có một trong các dấu hiệu sau đây: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào; Nhịp thở tăng: ≥ 21 lần/phút đối với người lớn; ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 03 đến dưới 05 tuổi; ≥ 30 lần/phút đối với trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi; Độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) < 97% (nếu đo được); Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút; Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu đo được); Đau
tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật; Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân; Không thể uống; Trẻ có biểu hiện: Sốt trên 380C, đau rát họng, ho, tiêu chảy, trẻ mệt, không chịu chơi, tức ngực, cảm giác khó thở, Độ bão hòa
oxy trong máu SpO2 < 97% (nếu đo được), ăn/bú kém…
NHỮNG THỰC PHẨM BỆNH NHÂN COVID-19 NÊN DÙNG
KHI ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
Để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, người nhiễm COVID - 19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng điều trị tại nhà cần8 được chăm sóc dinh dưỡng tốt. Tham khảo chế độ dinh dưỡng bao gồm các thực phẩm tốt nên dùng cho bệnh nhân COVID dưới đây. Theo hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, bệnh nhân COVID mức độ nhẹ và không có triệu chứng nên dùng các thực phẩm như: Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn… Thịt các loại, cá, tôm… Các loại trứng.
Các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc… Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá…
Người bệnh nên tăng cường ăn đa dạng các loại rau và trái cây tươi. Uống sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa bột, sữa tươi, sữa chua…
Dùng các thực phẩm tăng cường miễn dịch
Trong chế độ dinh dưỡng của người nhiễm COVID-19 nên ưu tiên một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao thể trạng. Cụ thể là các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E; Selen, kẽm, Omega 3…
Trong đó:
Vitamin A có tác dụng duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A gồm: Gan, lòng đỏ trứng, cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, xoài, bông cải xanh, rau cải bó xôi…
Vitamin C tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp. Vitamin C có nhiều trong trái cây và rau tươi như: Bưởi, cam, chanh, kiwi, ổi, dâu tây, đu đủ, ớt chuông… Vitamin D giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Do vậy, ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày (ở trong phòng thoáng, có cửa sổ có ánh nắng mặt trời), người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá, lươn, trạch, sữa, lòng đỏ trứng và các thực phẩm
được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…
Vitamin E thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch. Nguồn thựcphẩm giàu vitamin E là các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…Selen là chất chống oxy hóa mạnh, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng. Selen có nhiều trong gạo lức, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…
Kẽm có tác dụng điều hoà miễn dịch, điều hoà các phản ứng viêm. Người bệnh nên dùng các loại thực phẩm giàu kẽm như: Các loại thịt gia cầm, thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại động vật có vỏ và hải sản như hàu, sò. Các loại hạt đậu,vừng…
Omega 3 giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm. Omega 3 có nhiều trong các loại cá như: cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá… Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn (Probiotic) như phô mai, sữa chua… trong các bữa ăn phụ để giúp tiêu hóa tốt và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.9
Riêng đối với trẻ em: Khuyến khích cho trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (đối với trẻ không có sữa mẹ) và trẻ trên 2 tuổi 500ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất). Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị thì phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.
Cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ định kỳ để xác định xem trẻ có khả năng sẽ bị suy dinh dưỡng cấp nặng không: Theo dõi cân nặng định kỳ cho trẻ, nếu có thể được 3-5 ngày/lần. Nếu trẻ có sụt cân từ 1-2%/1 tuần cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp.
Đánh giá biểu hiện đường tiêu hóa hàng ngày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng bởi chúng sẽ làm suy giảm lượng thức ăn và giảm hấp thụ.
Theo dõi lượng thức ăn trẻ ăn vào/ngày. Nếu lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cần được tư vấn cụ thể bởi nhân viên y tế.
Lưu ý chung: Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm như: Mỡ động vật, phủ tạng động vật. Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...). Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt. Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,

 

Cập nhật mới về triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19

CTTĐT phường
Tin khác
1 2 3 
Tin tức
Đăng nhập
Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1